Nhiều đêm trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc và hay giật mình giữa đêm. Bạn có từng nghĩ rằng việc nghỉ ngơi vào giữa ngày có ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của chúng ta? Một câu hỏi mà không ít người đang băn khoăn, đặc biệt là những ai thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và cần một giấc ngủ trưa ngắn để phục hồi năng lượng.
Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ TS BS Nguyễn Thị Minh Thu tại Dược phẩm Tuệ Tĩnh trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu những khía cạnh thú vị về giấc ngủ trưa và tác động của nó đến giấc ngủ ban đêm.
Ngủ đêm bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ trưa như thế nào?
Nhiều nghiên cứu có khảo sát rằng, những người có thói quen ngủ trưa thường có tổng thời gian ngủ trong 24 giờ bằng hoặc thậm chí cao hơn so với những người không ngủ. Lợi ích của giấc ngủ trưa bao gồm việc cải thiện tâm trạng, tăng cường sự tập trung và nâng cao hiệu suất làm việc, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng cho phần còn lại của ngày.
Tuy nhiên, thời gian và cách thức ngủ cũng rất quan trọng. Nếu bạn ngủ trưa quá muộn trong ngày hoặc kéo dài thời gian ngủ quá lâu, điều này có thể gây khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ ban đêm.
Nguyên nhân là do giấc ngủ đó làm giảm nhu cầu ngủ tự nhiên của cơ thể, khiến bạn khó có thể duy trì giấc ngủ sâu vào ban đêm. Chính vì vậy, hầu hết các chuyên gia về giấc ngủ khuyến cáo rằng bạn nên tránh ngủ trưa sau 16 giờ để hạn chế tình trạng gián đoạn giấc ngủ.
Đâu là thời điểm lý tưởng cho giấc ngủ trưa?
Không phải cứ đến tầm trưa là ngủ mà việc xác định thời điểm lý tưởng để ngủ trưa có thể tối ưu hóa lợi ích của nó. Thời gian tốt nhất để thực hiện giấc ngủ trưa là vào khoảng từ 13 giờ đến 15 giờ. Đây là thời điểm mà nhiều người thường trải qua giai đoạn suy giảm năng lượng, hay được gọi là ” buổi chiều mệt mỏi”.

Ngủ trưa trong khoảng thời gian này không chỉ giúp tăng cường mức năng lượng mà còn cải thiện sự tỉnh táo, tâm trạng, trí nhớ và khả năng nhận thức. Một giấc ngủ ngắn có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe tâm thần và thể chất.
Để đảm bảo giấc ngủ ban đêm không bị ảnh hưởng thì nên ngủ trưa cách ít nhất 8 giờ trước khi đi ngủ đêm. Điều này giúp duy trì nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể và tránh tình trạng khó ngủ vào ban đêm. Nếu bạn thường xuyên gặp khó khăn trong việc ngủ hoặc thức dậy vào ban đêm, hãy xem xét lại thời gian và thói quen ngủ buổi trưa của mình.
Giấc ngủ trưa kéo dài bao lâu là đủ?
Thời gian ngủ lý tưởng cho giấc ngủ trưa thường nên chỉ kéo dài trong khoảng 20-30 phút là tốt nhất. Thời gian này cho phép cơ thể bạn trải qua giai đoạn ngủ nhẹ mà không đi vào giấc ngủ sâu, giúp bạn thức dậy với cảm giác sảng khoái và đầy năng lượng. Nếu bạn ngủ quá lâu và rơi vào giai đoạn của giấc ngủ sâu, cơ thể sau khi thức dậy sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi và lờ đờ hơn.
Tuy nhiên, trong một số tình huống, giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 90 phút cũng có thể mang lại lợi ích đáng kể. Thời gian này cho phép cơ thể trải qua đầy đủ các giai đoạn của giấc ngủ, bao gồm cả giấc ngủ REM, giúp cải thiện trí nhớ và khả năng học hỏi.
Việc ngủ 90 phút có thể đặc biệt hữu ích cho những người cần phục hồi sau một đêm thiếu ngủ hoặc những ai tham gia vào các hoạt động thể chất nặng.
Để tối ưu hóa giấc ngủ, bạn nên lắng nghe cơ thể và điều chỉnh thời gian ngủ phù hợp với nhu cầu cá nhân. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn mà còn hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ ban đêm.
Để có một giấc ngủ dễ dàng nên làm gì?
Làm sao để tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ trưa mà không gặp phải tình trạng buồn ngủ hay uể oải sau khi thức dậy, bạn có thể tham khảo một số mẹo hữu ích dưới đây:
Đầu tiên, đặt báo thức là một bước quan trọng. Những giấc ngủ ngắn kéo dài dưới 30 phút thường ít gây ra cảm giác mệt mỏi khi tỉnh dậy. Việc cài đặt báo thức sẽ giúp bạn kiểm soát thời gian ngủ trưa, tránh tình trạng ngủ quên và kéo dài giấc ngủ quá lâu.
Tiếp theo, thời gian ngủ trưa cũng rất quan trọng. Nếu có thể, hãy cố gắng thực hiện giấc ngủ trưa vào đầu giờ chiều, khoảng từ 13 giờ. Ngủ trưa muộn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các rối loạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng khó ngủ và giấc ngủ không sâu vào ban đêm.
Một yếu tố nữa cần lưu ý là chặn các tác nhân gây mất tập trung. Để có giấc ngủ trưa dễ dàng hơn, hãy tạo một môi trường yên tĩnh và tối. Sử dụng rèm chắn sáng hoặc mặt nạ che mắt để giảm thiểu ánh sáng, và cân nhắc sử dụng nút tai hoặc máy tạo tiếng trắng để loại bỏ tiếng ồn xung quanh.
Một mẹo thú vị là uống cà phê trước khi ngủ trưa. Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ caffeine có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn khi thức dậy, so với việc chỉ ngủ trưa mà không có caffeine. Điều này xảy ra vì caffeine cần một khoảng thời gian nhất định để phát huy tác dụng và khi bạn thức dậy, nó sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn.
Giấc ngủ chất lượng không chỉ là yếu tố thiết yếu cho sức khỏe mà còn là nền tảng cho một lối sống lành mạnh. Nhiều người không nhận ra rằng việc ngủ trưa không đúng cách cũng có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm bệnh tiểu đường, tim mạch hay thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong.

Nếu bạn đang gặp phải những khó khăn trong việc có được giấc ngủ ngon, sản phẩm Harman Tuệ Tĩnh có thể là giải pháp lý tưởng cho bạn. Được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên bao gồm 5 loại là lạc tiên, vông nem, lá sen, xuyên khung và đinh lăng.
Harman Tuệ Tĩnh không chỉ giúp an thần mà còn nâng cao chất lượng giấc ngủ một cách đáng kể. Sản phẩm này giúp cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ sức khỏe não bộ và giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, suy nhược mà nhiều người thường gặp phải.
Harman Tuệ Tĩnh còn mang lại tác dụng tích cực trong việc làm dịu hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng và lo âu-hai yếu tố chính thường gây ra giấc ngủ bị gián đoạn. Khi sử dụng sản phẩm một cách đều đặn, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt rõ rệt với một giấc ngủ của bạn sẽ trở nên sâu hơn và trọn vẹn hơn, mang lại cảm giác thư thái và tỉnh táo mỗi khi thức dậy.
Sản phẩm hiện có sẵn tại các nhà thuốc và trên trang web chính thức. Để trải nghiệm giấc ngủ ngon và sâu hơn, hãy truy cập trang web để đặt hàng ngay hôm nay: https://harmantuetinh.com.
Đừng ngần ngại liên hệ hotline miễn cước: 1800 2295 để đặt hàng hoặc nhận tư vấn trực tiếp về sản phẩm.